Language:  
       Giới thiệu về Đông Triều | Thông tin liên hệ
       Thứ tư, ngày 16/10/2024
 
  Danh mục

Trang chủ > Định hướng phát triển

Định hướng phát triển

16/06/2016 08:53:45 AM
Đông Triều là một đô thị trẻ nằm phía Tây tỉnh Quảng Ninh với diện tích tự nhiên 396,6 km2, dân số trên 17 vạn dân, có 21 đơn vị hành chính (6 phường, 15 xã). Thị xã Đông Triều được thành lập theo Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13, với 6 phường và 15 xã. Định hướng phát triển của thị xã Đông Triều được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đảng bộ thị xã, đến năm 2020 Đông Triều đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đô thị loại III, đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Tỉnh Quảng Ninh.

 

 

 

1. Phát triển kinh tế - xã hội thị xã Đông Triều phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh, của vùng đồng bằng sông Hồng, của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước; đồng thời phát huy những giá trị khác biệt về địa kinh tế, địa chính trị của thị xã Đông Triều.

2. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo phương thức sản xuất từ "nâu" sang "xanh", ưu tiên phát triển khu vực dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng và thực hiện khai thác than sạch hơn và bền vững hơn. Phát triển nông nghiệp giá trị cao đảm bảo an ninh lương thực cho Tỉnh và khu vực. Thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững.

3. Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở phát huy các tài sản hiện có và các dự án mang tính đột phá với sự thúc đẩy từ bên ngoài, tận dụng hiệu quả lợi thế so sánh của Đông Triều, bao gồm tài sản du lịch tự nhiên và văn hoá độc đáo, tài nguyên than dồi dào và các loại tài nguyên khoáng sản khác, vị trí địa lý cũng như các tiềm năng để phát triển giao thông thủy nội địa và nền kinh tế nông nghiệp. Phát triển du lịch lịch sử tâm linh và sinh thái kết nối với quần thể các trọng điểm du lịch trong vùng.

4. Coi phát triển nguồn nhân lực là một trụ cột quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển và thu hút nguồn lao động có kỹ năng cao để đẩy mạnh việc áp dụng các sáng kiến khoa học kỹ thuật nhằm đạt được các mục tiêu phát triển.

5. Phát triển kinh tế phải đi đôi với quy hoạch đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cải thiện mức sống người dân, đảm bảo phát triển xã hội và bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội, giữa khu vực đô thị và nông thôn.

6. Chủ động hội nhập và hợp tác với các địa phương trong Tỉnh, cũng như các địa phương khác ngoài Tỉnh, tận dụng các điều kiện thuận lợi và giải quyết các tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của địa phương. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.



Các tin liên quan:
  Định hướng phát triển
  Mục tiêu phát triển đến năm 2020
  Tầm nhìn đến năm 2030