Language:  
       Giới thiệu về Đông Triều | Thông tin liên hệ
       Thứ bẩy, ngày 20/4/2024
 
  Danh mục

Trang chủ > TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hội thảo khoa học nghiên cứu, xây dựng nội dung, kịch bản lễ hội Thái Miếu nhà Trần ở Đông Triều

27/08/2018 05:12:57 PM
Thái Miếu là một trong số những di tích quan trọng bậc nhất trong quần thể các DTLSVH nhà Trần trên đất Đông Triều. Thái Miếu chính là nơi thờ tự tổ tiên nhà Trần. Được sự quan tâm của các cấp, các ngành và phát tâm công đức của nhân dân, Thái miếu đã được trùng tu, tôn tạo lại . Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, giá trị văn hóa phi vật thể của quần thể khu di tích nhà Trần nói chung, thái Miếu nói riêng, thị xã Đông Triều vừa phối hợp với trường ĐH KHXH&NV tổ chức hội thảo :Nghiên cứu xây dựng nội dung và kịch bản Lễ hội Thái miếu nhà Trần ở Đông Triều.

Toàn cảnh buổi hội thảo Nghiên cứu xây dựng nội dung và kịch bản Lễ hội Thái miếu nhà Trần ở Đông Triều.

 

Hội thảo có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đầu ngành thuộc các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, khảo cổ học của đất nước.

Căn cứ vào kết quả khai quật khảo cổ học và các tài liệu lịch sử, Thái Miếu được An Sinh vương Trần Liễu xây dựng từ nửa đầu thế kỉ 13 với quy mô lớn và là nơi thờ tự tổ tiên nhà Trần. Trải qua thời gian, Thái Miếu chỉ còn là phế tích tuy nhiên tại đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu vết kiến trúc và di vật mang đậm dấu ấn kiến trúc và nghệ thuật thời Trần. Hiện nay, Thái Miếu đã được trùng tu, tôn tạo lại, tuy nhiên đó chỉ là dạng vật thể, để thực sự phát huy giá trị văn hóa phi vật thể của di tích thì việc nghiên cứu xây dựng nội dung và kịch bản của một lễ hội mang đạm dấu ấn và bản sắc văn hóa nhà Trần là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Gs, TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội đồng di sản Quốc gia cho biết: “Chúng ta đang xây dựng cơ sở khoa học cho kịch bản lễ và hội gắn với di tích Thái Miếu cần phải hiểu rộng ra một chút đó là vị trí của triều Trần trong tiến trình lịch sử Việt nam cũng như DSVH thời Trần với toàn bộ DSVH việt nam, đây là thời kì có vị trí hết sức đặc biệt, có thể nói là một trong những đỉnh cao của thời kì quân chủ, có những chiến công hiển hách được thế giới công nhận vì vậy làm sao đó để bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa thời Trần, đây là yêu cầu to lớn và cấp bách. Đông Triều tập trung rất nhiều di tích thời Trần, đây là vinh dự và cũng là nguồn lực lớn mà chúng ta cần đưa vào cuộc sống”.

Tại hội thảo này, các đại biểu tham gia gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý cùng nhau xem xét và thảo luận 3 vấn đề lớn đó là làm rõ hơn những yêu cầu, những luận chứng của kịch bản một cách thuyết phục, căn cứ nào, để làm gì và có đúng Luật di sản không; tập trung thảo luận các hạng mục vật thể và phi vật thể và cuối cùng là đánh giá tác động của lễ hội đối với môi trường, với xã hội. Cùng với đó, rất nhiều nội dung có liên quan của lễ hội thái Miếu nhà Trần đã được nhóm nghiên cứu cũng như các tham luận nêu lên tại hội thảo, trong đó tập trung vào các nội dung như nghi lễ; thời gian dự kiến; lực lượng tham gia, phục trang cho người tham gia lễ hội; đồ nghi trượng trong lễ hội; nội dung, hình thức ấn tín; công tác truyền thông…

ThS Nguyễn Văn Anh, giảng viên Khoa Lịch sử trường ĐH KHXH&NV, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết: “Đối với Thái Miếu thì một trong những điều quan trọng nhất là lễ nghi vì vậy khi ngiên cứu nội dung và kịch bản chúng tôi đã đặt ra ngay từ đầu. Trong phần nội dung chúng tôi đặt ra 4 vấn đề chính. Tuy nhiên, đối với một lễ hội thì không chỉ có phần lễ mà còn có phần hội. bước đầu chúng tôi đã đề xuất một số nội dung liên quan tới phần hội để làm sao có thể thu hút sự tham gia của cộng đồng và đó chính là một sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa đối với cộng đồng, bồi đắp tâm hồn cho các thế hệ”.

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, lễ hội thái Miếu nhà Trần ở Đông Triều là cần thiết với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã Đông Triều. Lễ hội còn nhằm đề cao giá trị,ý nghĩa của quần thể di tích nói chung, di tích Thái Miếu nói riêng và qua đó nhằm giáo dục truyền thống lịch sử cho các tầng lớp nhân dân địa phương và du khách. Bên cạnh các vấn đề như phục trang, phần vật thể, phi vật thể…. còn  phải làm sao đưa được vào phần hội những nét đặc sắc của văn hóa thời Trần để không lẫn với các lễ hội khác; phù hợp với lịch sử và thực tiễn; khai thác triệt để các giai thoại, điển tích dân gian; lột tả được sức mạnh sức mạnh của nhà Trần và cùng với đó là người dân Đông Triều phải là chủ thể, huy động được sức mạnh của toàn dân. Gs, TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội đồng di sản Quốc gia cho biết thêm: “Hội thảo xem tính thống nhất cao đến mức độ nào bởi đây mới chỉ là các đề xuất từ phía các nhà khoa học trên cơ sở những yêu cầu của các nhà quản lý. Nếu có sự đồng thuận cao thì tiến độ sẽ nhanh nhưng vẫn với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo căn cứ khoa học có sức thuyết phục”.

Làm sao để di tích sống trong lòng dân, lễ hội phải là linh hồn của quần thể di tích,đó là yêu cầu và nhiệm vụ mà hội thảo đặt ra. Nội dung và kịch bản của lễ hội Thái Miếu nhà Trần ở Đông Triều sẽ tiếp tục được rà soát và có sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về lịch sử, văn hóa, lễ hội dân gian để thị xã Đông Triều và các đơn vị có liên quan triển khai đưa lễ hội vào cuộc sống trong thời gian sớm nhất.

 

CTV: Bảo Thắng                 

 



Các tin liên quan:
  Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Đông Triều đến năm 2040
  Danh mục dự án của thị xã và thứ tự ưu tiên thực hiện trong Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
  Kết quả triển khai thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư năm 2022 trên địa bàn thị xã Đông Triều
  Tỉnh Quảng Ninh: Na Đông Triều lên sàn thương mại điện tử
  Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại
  Đông Triều: Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
  Nâng chất các sản phẩm OCOP Đông Triều
  Đông Triều: Nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, người dân, doanh nghiệp
  Tiên phong trong lĩnh vực giải quyết TTHC
  Đông Triều: Thúc đẩy ngành Nông nghiệp tăng trưởng
  Thương mại điện tử: Cơ hội đưa nông sản vươn xa
  🥇Quảng Ninh xây dựng sàn thương mại điện tử riêng để tiêu thụ nông sản
  Quảng Ninh đưa na Đông Triều lên sàn thương mại điện tử
  TX Đông Triều: Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử địa phương
  Thị xã Đông Triều đưa vào vận hành Sàn TMĐT Đông Triều Mart nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Na cho địa phương.